Đồng phục bệnh nhân cũng là vấn đề mọi người cần quan tâm

Đồng phục bệnh viên

Đồng phục bệnh nhân cũng là vấn đề mọi người cần quan tâm

Bệnh viện là nơi để mọi người đến khám và chữa bệnh, do đó cần thể hiện được sự chuyên nghiệp để tạo niềm tin cho bệnh nhân, do đó đồng phục đang được xem là yếu tố cần thiết đối với bệnh viện. Ở bệnh viên thì cần trang bị nhiều loại đồng phục khác nhau như: đồng phục bắc sỹ, đồng phục y tá, điều dưỡng, hộ lý và đồng phục nhân viên cũng là vấn đề mà mọi người cần quan tâm. Vậy bạn đã biết làm thế nào thể thiết kế được mẫu đồng phục bệnh nhân đẹp đúng quy đinh hay chưa ? Hãy cùng tham khảo với chúng tôi nhé.

Đồng phục bệnh viện

Đồng phục bệnh viện

Quy định về đồng phục bệnh nhân mà mọi người nên biết

Đối với đồng phục bệnh viện nói chung và đồng phục bệnh nhân không như những mẫu đồng phục khác mà muốn may như thế nào cũng được. Chúng ta phải đảm bảo đúng quy định của bộ Y tế đề ra để có được mẫu đồng phục đẹp đúng chuẩn.  Thông tư 45 của Bộ Y Tế đã có quy định về đồ của bệnh nhân mà mọi người nên biết để thực hiện cho đúng. Khi may đồng phục thì cần biết những điều dưới đây trước khi tiến hành thiết kế cũng như may đồng phục cho người bệnh của bệnh viện hoặc các phòng khám tư nhân.

Đồng phục cho người bệnh được chia ra thành nhiều loại như đồng phục bình thường, các bệnh nhân nặng hay là đồng phục các sản phụ. Mỗi loại có đặc trưng riêng cho các bệnh nhân được thảo mái hơn. Dưới đây là những trích từ thông tư 45 của bộ y tế để mọi người hiểu rõ hơn

Theo điều 15 tại Thông tư 45 của Bộ Y Tế về trang phục của người bệnh:

Đối với áo bệnh nhân bình thường thì đồng phục sẽ được may theo các yêu cầu dưới đây:

  • Màu sắc: phải là màu xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm
  • Kiểu dáng thì cần đảm bảo là áo kiểu pyjama với cổ 2 ve có cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi.

Đối với quy định về quần đồng phục bệnh nhân thì cần đảm bảo các yêu tố:

  • Màu sắc: quần cũng cần đảm bảo cùng màu sắc, họa tiết với áo để trông đồng bộ hơn.
  • Kiểu dáng: Quần kiểu pyjama với kéo dây rút, có 1 túi sau tạo được sự thảo mái nhất cho các bệnh nhân.

Tại điều 16 của Thông tư 45 quy định về trang phục của những bệnh nhân nặng

Đối với các bệnh nhân nặng thì thường được chuẩn bị đồng phục riêng để phù hợp hơn cũng như có thể phân biệt để tiện trong việc theo dõi và điều trị

  • Màu sắc: Màu xanh lam có thể trơn hoặc có nền trắng, kẻ sọc xanh lam hay có thể là nền sáng có họa tiết màu sẫm.
  • Kiểu dáng: Áo cổ tròn, dài tay, chiều dài áo quá gối 5 cm, cột dây phía sau cho thuận tiện trong việc thay đồ cho bệnh nhân
Mẫu đồng phục y tá

Mẫu đồng phục y tá

Quy định về điều 17 của Thông tư 45 về trang phục của sản phụ:

Đối với các sản phụ thì có đồng phục riêng và dưới đây là những quy định đồng phục sản phụ mọi người có thể tham khảo

Áo cho sản phụ:

  • Màu sắc: đối với áo cảu sản phụ thì màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm.
  • Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa và là áo dài tay, dáng suông, chiều dài qua mông để tạo sự thỏa mái

Đối với váy

  • Màu sắc: Cùng màu với màu sắc của áo .
  • Kiểu dáng: Chân váy rời, dáng suông, lưng kéo dây rút, chiều dài quá gối 10 cm

Mong những chia sẻ của chúng tôi về các loại đồ cho bệnh nhân có thể giúp mọi người có thêm hiểu biết cũng như cân nhắc để có thể thực hiện được những mẫu đồng phục bệnh nhân đẹp đúng quy định

Xem thêm:

Share this post

Comments (4)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.